Huyện Ngọc Hiển: Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

trại tôm giống
Hơn 80% trại sản xuất tôm giống của tỉnh nằm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản

Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản 24.900 ha, sản lượng trong 5 năm qua ước đạt 55.000 tấn, đạt 100% chỉ tiêu, trong đó tôm 16.700 tấn. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Tiêu Minh Hiền cho biết, hiện mô hình nuôi tôm sinh thái đang phát triển rất mạnh, được nhiều người quan tâm. Ngoài con tôm, người dân còn nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi hàu lồng trên sông, rạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, huyện hướng đến nhân rộng mô hình này và xây dựng thương hiệu để sản phẩm có đầu ra bền vững, tăng thu nhập cho các hộ nuôi.

Với nhiều tiềm năng và lợi thế ven biển, huyện Ngọc Hiển được xem là “thủ phủ” trong ngành sản xuất tôm sú giống với 205 trại, chiếm khoảng 80% số lượng trại tôm giống toàn tỉnh. Trong 5 năm qua, các trại sản xuất tôm giống đã cung cấp cho thị trường khoảng 4 tỷ con tôm sú giống đã qua kiểm dịch.

Ông Nguyễn Văn Thậm, Giám đốc Ðiều hành Công ty TNHH MTV Việt - Úc, cho biết, công ty chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2015. Qua 1 tháng, công ty đã xuất ra thị trường hơn 80 triệu post. Sắp tới, ngoài giống thẻ chân trắng, công ty tiếp tục sản xuất giống sú truyền thống. Ðây là một trong những dự án hứa hẹn tạo ra cuộc “cách mạng” cho thị trường tôm giống Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Lung, ấp Ðầu Chà, xã Viên An, cho biết, trong nuôi tôm, con giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất vụ nuôi. Khi chất lượng con giống được nâng lên, năng suất tôm sẽ tăng, cái nghèo, cái khó không còn đeo đẳng người dân.

Khai thác cũng là thế mạnh

Huyện Ngọc Hiển còn có thế mạnh về đánh bắt thuỷ sản, với ngư trường rộng lớn, đội tàu trên 554 chiếc, trong đó khoảng 50% có công suất trên 90 CV, có khả năng bám biển khai thác dài ngày. Người dân có truyền thống đi biển lâu đời, nhiều thế hệ ngư dân đã gắn liền với biển, xem biển là nguồn sống của họ.

Toàn huyện hiện có 131/247 phương tiện khai thác ven bờ chuyển sang khai thác xa bờ và ngành nghề không sát hại nguồn lợi thuỷ sản. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Tiêu Thanh Hiền thông tin: “Nghị định 67/2014/NÐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản chính là cơ hội để huyện hiện đại hoá đội tàu cá, tiến tới đánh bắt xa bờ, đưa nghề khai thác thuỷ sản trở thành ngành công nghiệp thật sự. Khu neo đậu tránh, trú bão cho ngư dân cơ bản hoàn thiện bước đầu là cơ sở cho việc khuyến khích, kêu gọi đầu tư để xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản, các cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá”.

Với mục tiêu phát triển cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ và hậu cần theo hướng sản xuất công nghiệp, huyện đang phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn đạt trên 60.000 tấn, trong đó tôm 20.300 tấn.

Ðể đạt được mục tiêu đó, huyện đang triển khai thực hiện, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, phát huy tiềm năng lợi thế về rừng và biển, triển khai có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển trong lĩnh vực ngư - lâm - nông nghiệp.

Ðến năm 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23.211 ha, trong đó quan tâm phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến, phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái; quy hoạch, quản lý nuôi tôm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Phát triển mô hình nuôi các loài nhuyễn thể; nuôi lồng bè trên sông, rạch. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi ngành nghề khai thác thuỷ sản, đầu tư cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp với bến cá xã Ðất Mũi theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. Quản lý khai thác hợp lý giống thuỷ sản tự nhiên, giống sú bố mẹ gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn theo hướng đảm bảo chất lượng cao, phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm sản xuất giống thuỷ sản tập trung./.

Báo Cà Mau, 26/07/2015
Đăng ngày 27/07/2015
Trung Đỉnh

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau ủ

Để có thể tạo hệ vi sinh cho ao tôm, người nuôi dùng cách ủ các loại men vi sinh và tạt vào nước ao nuôi. Tuy nhiên, quá trình ủ đòi hỏi người nuôi phải có loại vi sinh chất lượng cũng như các nguyên liệu kèm theo với tỉ lệ phù hợp. Hôm nay cùng Tép Bạc tìm hiểu các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau khi ủ như thế nào nhé.

Men vi sinh
• 09:42 13/06/2024

Giải pháp làm giá thể trú ẩn cho tôm cua cá tự nhiên

Việc tạo ra các giá thể trú ẩn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua và cá. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến một số giải pháp hiệu quả để làm giá thể trú ẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực sẵn có.

Rễ đước
• 10:37 12/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 18:43 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 18:43 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 18:43 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 18:43 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 18:43 16/06/2024
Some text some message..